VƯỜN NHA ĐAM MỸ VĨNH LONG

Cách Chữa Vẩy Nến Bằng Nha Đam

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh lý rối loạn hệ miễn dịch có thể gây ảnh hưởng đến da và khớp xương. Theo thống kê, có khoảng 30% người mắc thường có dấu hiệu phát triển thành viêm khớp vẩy nến. Bệnh nếu không được chữa trị và điều trị đúng cách không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống mà còn gây biến chứng, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vì vậy, để kiểm soát và ngăn chặn bệnh vẩy nến phát triển theo chiều hướng xấu, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bệnh nhân cũng có thể giảm triệu chứng và quản lý tốt bệnh bằng các biện pháp chăm sóc tự nhiên tại nhà, trong đó nổi bật là nha đam.

Lợi ích của nha đam trong điều trị bệnh vẩy nến

Triệu chứng bệnh vẩy nến thường có xu hướng xấu đi trong thời gian bùng phát. Tuy nhiên, tình trạng ngứa, nổi mảng đỏ hoặc bóng tróc da có thể được kiểm soát trong thời gian ngắn bằng nha đam.

Các nhà khoa học cho biết, nha đam là loại cây mọng nước với lá cây chứa nhiều thịt và gel mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là làn da. Theo một số nghiên cứu, các hoạt chất tìm thấy trong nha đam có tác dụng làm giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến nhờ những khả năng sau:

Giúp chữa lành vết thương: Một nghiên cứu cứu sinh học quốc tế đăng tải trên Hindawi năm 2005 cho biết, nha đam có chứa Glucomannan có đặc tính táo tạo da và chữa lành vết thương. Hoạt chất này có lợi đối với bệnh nhân bị bệnh vẩy nến có triệu chứng chảy máu hoặc nứt nẻ da.

Giảm viêm: Nha đam có tác dụng chống viêm giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh.

Cung cấp độ ẩm cho da: Các hoạt chất chứa trong nha đam có tác dụng cung cấp dưỡng chất giữ ẩm cho da. Vì thế, chúng giúp làm mềm và xoa dịu tình trạng ngứa rát, khô nứt trên da.

Cải thiện hydrat hóa: Một số nghiên cứu năm 2014 cho biết, gel nha đam có khả năng cải thiện hydrat hóa da sau một vài lần sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị thường không kéo dài. Vì vậy, để khắc phục tình trạng dày da, bệnh nhân nên áp dụng cách này thường xuyên.


Hướng dẫn cách chữa vẩy nến bằng nha đam

Áp dụng các cách chữa vẩy nến bằng nha đam đúng cách có thể giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng ngứa, đóng vảy hoặc bong tróc ở da. Để giữ ẩm và quản lý tốt triệu chứng vẩy nến bằng nha đam, người bệnh có thể tham khảo các cách sau đây.

1. Kiểm soát vẩy nến bằng thoa nha đam nguyên chất

Thoa nha đam bên ngoài da được xem là một trong những cách chữa vẩy nến nhanh chóng và an toàn. Cách điều trị đơn giản như sau:
Sử dụng 1 nhánh nha đam đem rửa sạchSau đó gọt bỏ phần gai, vỏ xanh và lọc lấy gel trắngTiếp đến vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm hoặc xà phòng diệt khuẩnDùng bông gòn thấm và thoa đều gel nha đam lên vùng da bị bệnhMassage nhẹ nhàng từ 2 – 3 phút cho các dưỡng chất trong gel thẩm thấu sâu, tăng công dụng chữa bệnhChờ dung dịch gel khô, rửa lại da bằng nước ấm, lau khô và thoa kem dưỡng ẩmThực hiện đều đặn 2 – 3 lần trong tuần

2. Uống nước nha đam chữa bệnh vẩy nến

Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh vẩy nến bằng cách uống nước nha đam. Cách làm này không chỉ giúp bù nước, cấp ẩm cho da mà còn hỗ trợ đào thải độc tố, giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh.

+ Cách thực hiện đơn giản như sau:

Chuẩn bị 200 gram nha đam dày thịt đem rửa sạchCắt hai bên rìa gai sau đó thái khúc 10 cm, gọt bỏ phần vỏ, lấy phần thịt bên trongĐem rửa sạch nhiều lần với nướcTiếp đến ngâm nha đam trong chậu nước muối pha sẵnSau khoảng 5 phút vớt ra và rửa lại bằng nước sạchSau đó cắt nha đam thành từng lát mỏng và xay nhuyễn với 300 ml nước ấmCuối cùng lọc lấy nước, chia ra uống 2 – 3 lần trong ngàyNgoài cách làm này ra, người bệnh có thể nấu nước nha đam đường phèn uống mỗi ngày, vừa giải khát vừa giúp cải thiện bệnh. Cách làm như sau:
Chuẩn bị 250 gram đường phèn, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy vào sở thích của mỗi người và 500 gram nha đam (khoảng 3 – 4 nhánh), lá dứaNha đam, lá dứa đem rửa sạch. Trong đó, nha đam được xử lý sạch bằng cách gọt bỏ vỏ xanh và loại bỏ nhựa đắng, thái hạt lựu. Lá dứa giã nát và vắt lấy nướcCho 1 lít nước vào nồi đun sôi. Sau khi nước sôi cho đường phèn vào khuấy đềuCuối cùng cho nha đam vào đun. Nước sôi, tắt bếp, cho nước lá dứa vào và chờ nguội sử dụng
3. Chữa vẩy nến bằng nha đam và nghệ

Tương tự như nha đam, nghệ có tác dụng kháng khuẩn và chống sưng viêm. Bên cạnh đó, thành phần chất chống oxy hóa tìm thấy nhiều trong nguyên liệu này có tác dụng làm lành tổn thương trên da. Đồng thời, chúng còn giúp loại bỏ tế bào da chết, hình thành da non mới. Vì vậy, bệnh nhân có thể kết hợp nghệ chung với nha đam nhằm giúp đẩy lùi bệnh.

+ Cách dùng nghệ và nha đam chữa bệnh vẩy nến:

Sử dụng 1 nhánh nha đam đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và rửa lại lần nữa để loại bỏ chất dịch đắng gây dị ứng
Tiếp đó xay nhỏ phần thịt nha đam, trộn đều với 1 muỗng tinh bột nghệ
Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh
Sau khoảng 15 phút rửa lại bằng nước ấm
Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần, áp dụng thường xuyên cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm

Bên cạnh bài thuốc đắp chữa ngoài, bệnh nhân cũng có thể trộn 2 muỗng nha đam với 2 muỗng tinh bột nghệ, một ít nước và uống. Tuy nhiên, để thuốc phát huy tối đa tác dụng chữa trị, bệnh nhân nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút và uống trong vòng 2 – 3 tháng.

Những rủi ro có thể xảy ra khi chữa vẩy nến bằng nha đam

Nha đam có tác dụng kiểm soát triệu chứng vẩy nến, nhưng khi sử dụng dược liệu này, bệnh nhân nên hết sức thận trọng tránh tác dụng phụ.

Gel nha đam an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, ở một số đối tượng bị dị ứng, các thành phần chứa trong nguyên liệu này có thể gây kích ứng da hình thành các mảng đỏ, ngứa và khiến bệnh thêm trầm trọng. Vì vậy, trước khi sử dụng bôi nha đam lên da, người bệnh nên thử nghiệm phản ứng của cơ thể.

Một trong những cách thử nghiệm da có dị ứng hay không là bệnh nhân lấy một lượng gel nha đam bôi lên vùng da nhỏ bên trong cổ hoặc cánh tay. Nếu da không có bất kỳ phản ứng nào sau khoảng 24 hoặc 48 tiếng, người bệnh có thể dùng nha đam điều trị vẩy nến.

Ngoài ra, nếu gặp phản ứng dị ứng với gel nha đam trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và tiến hành theo dõi để đảm bảo không xuất hiện triệu chứng phát ban. Thông thường, triệu chứng dị ứng sẽ thuyên giảm ngay sau khi người bệnh ngưng sử dụng. Tuy nhiên, ở một số đối tượng có biểu hiện chuyển nặng, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Mặt khác, khi lựa chọn nha đam điều trị vẩy nến, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

Nha đam chỉ là một trong những lựa chọn điều trị thay thế. Do đó, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe, cơ địa của mỗi người mà hiệu quả chữa trị thường khác nhau.

Thuốc Corticosteroid tại chỗ thường được kê toa nhằm giúp kiểm soát triệu chứng bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng các loại thuốc này, bệnh nhân không nên áp dụng biện pháp điều trị vẩy nến bằng nha. Bởi thảo dược có thể gây tương tác, làm thay đổi tính chất hóa học của thuốc khiến tình trạng viêm bùng phát nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp dùng thuốc Retinoid chữa vẩy nến, bệnh nhân có thể dùng kèm thêm nha đam. Bởi thuốc Retionoid có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng dưới ánh nắng mặt trời, nhưng nha đam lại giúp hồi phục làn da bị cháy nắng.

Không nên uống quá nhiều nước nha đam. Bởi hoạt chất nhuận tràng chứa trong nguyên liệu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy hoặc táo bón.

Phụ nữ đang cho con bú, thai phụ, trẻ em hoặc người có tiền sử bệnh tim hoặc thận không nên chữa vẩy nến bằng nha đam theo đường uống, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cách chữa vẩy nến bằng nha đam giúp dưỡng ẩm, mang lại tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng bệnh. Đặc biệt, biện pháp tự nhiên này khá an toàn đối với người dùng. Tuy nhiên, điều trị vẩy nến bằng nha đam cần thực hiện trong khoảng thời gian dài. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy bệnh mau bình phục.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Liên Hệ Chúng Tôi