VƯỜN NHA ĐAM MỸ VĨNH LONG

Bài Thuốc Từ Nha đam (Lô hội) Chữa Bệnh Da Liễu, Bệnh Tiêu Hoá, Phụ Khoa Và Làm Đẹp Vô Cùng Hiệu Quả

Bài thuốc chữa bệnh da liễu (bệnh ngoài da) giúp làm đẹp

1. Trị bệnh ngoài da, chăm sóc da

Chất nhầy trong gel nha đam có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da từ đó giúp da dễ đàn hồi, giảm nếp nhăn. Chỉ cần lấy phần thịt nha đam xoa đều lên vùng da mặt mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp da đẹp hơn.

2. Trị môi nứt nẻ

Lấy nhựa nha đam bôi lên môi vào mỗi tối trước khi đi ngủ, sau một thời gian, bạn sẽ có bờ môi mọng như ý.

3. Trị mụn

Cách 1: Lấy 200gr nha đam tươi, rửa sạch, tách lấy phần thịt bên trong, cắt từng miếng hình vuông rồi thêm 50gr đường cát cùng 2 muỗng cà phê mật ong, cho thêm 1 ít đá vào ăn.

Cách 2: Lấy 500gr nước cốt nha đam trộn đều với 200m mật ong, cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh, uống trước khi ăn cơm.

Cách 3: Lấy dịch nhầy bên trong lá nha đam trộn với nước vo gạo, sau đó đắp lên mặt trước khi đi ngủ.

4. Chữa rụng tóc

Lấy chất nhờn của cây nha đam bôi vào chân tóc trong khoảng 2 – 3 giờ cho khô rồi gội sạch đầu. Thực hiện liên tục trong 6 tháng.

5. Nha đam giúp giảm cân

Dùng nước ép nha đam mỗi ngày sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

6. Đối với các vết bỏng

Lấy nhựa cây nha đam bôi lên vết bỏng để tránh sưng phồng.



Bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hoá

1. Chữa bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày

Lấy gel nha đam uống tươi, mỗi ngày 3 – 4 lần (tuy nhiên không được uống quá 400mg gel/ ngày).

2. Cải thiện tiêu hoá kém

Lấy nha đam với đậu xanh cho vào nấu chè giúp giải nhiệt, tiêu độc.

3. Trị bệnh xơ gan cổ chướng

Cho phần thịt nha đam và một ít mật ong vào máy xay nhuyễn, mỗi ngày uống 3 lần trước ăn 15 phút, mỗi lần 20ml. Uống liên tục trong 1 tháng.

4. Trị tiểu đục

Nguyên liệu: Nha đam tươi (20gr); nhân hạt đạm quân tử (30gr)

Thực hiện: Giã nhuyễn hai nguyên liệu với nhau, vắt lấy nước uống, ngày 2 lần trước bữa ăn.

5. Tác dụng xổ, nhuận tràng

Xa xưa, cả Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đều đã biết sử dụng nha đam để giúp nhuận tràng. Với ba liều dùng như sau:

Liều thấp: Lấy 20 – 50gr nhựa aloe khô giúp kiện tì vị, nhuận gan

Liều vừa: 100mg (tương đương 3 – 5 lá tươi) để sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.

Liều cao: 200 – 500mg (tương đương 10 – 20 lá) giúp xổ mạnh.

6. Hỗ trợ đIều trị ung thư đại tràng

Nguyên liệu: Nha đam (20gr); chu sa (15gr)

Thực hiện: Nghiền nát hai hỗn hợp và viên lại với rượu. Mỗi ngày dùng 4gr.

7. Phòng ngừa sỏi niệu

Nhiều thầy thuốc đã dựa vào hoạt chất anthraquinon  trong nha đam kết hợp với ion canxi trong đường tiểu để chuyển hóa các chất thành tan đường và tống ra ngoài theo đường tiểu.

Bài thuốc điều trị bệnh phụ khoa

1. Trị chứng “nguyệt san” bất thường

Lấy nước nha đam đun sôi với 1 ít đường tạo thành siro và uống trước kì nguyệt san 1 tuần.

2. Chữa đau bụng kinh

Nguyên liệu: Nha đam, rễ củ gai (mỗi loại 20gr); nghệ đen, tô mộc (mỗi loại 12gr); cam thảo (4gr).

Thực hiện: Cho tất các các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Cách trồng Nha Đam & Trồng nha đam trong thùng xốp

Cây nha đam còn gọi là cây lô hội, hiện nay có nhiều loại giống nha đam, phổ biến nhất là giống cây nha đam có lá xanh thẫm, bẹ lá to dày. Nha đam có thể trồng quanh năm, thời vụ tốt nhất để trồng lô hội là vào mùa xuân và mùa thu, thời điểm này sẽ giúp cây lô hội phát triển tốt nhất.

Nha đam là cây rất dễ trồng vì có khả năng thích nghi với các điều kiện đất đai, nhiệt độ khá tốt. Cây nha đam có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất tơi xốp thoát nước và giữ ẩm tốt.

Cây nha đam nếu trồng trong chậu hay thùng xốp vừa có thể làm cảnh, vừa có nha đam tươi để ăn và cây nha đam còn có tác dụng đuổi côn trùng, điều hòa không khí. Cây nha đam, lô hội trồng một lần có thể thu hái lâu dài.

Hướng dẫn cách trồng nha đam, lô hội



Làm đất

Cây nha đam là cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy cần lưu ý trồng nha đam trên loại đất tơi xốp dễ thoát nước.

Nếu trồng nha đam trong thùng xốp thì chọn loại thùng, chậu có chiều sâu và rộng để trồng cây nha đam, ở đáy thùng phải đục lỗ thoát nước. Trộn đất mùn, mùn cưa và trùn quế vào thùng hoặc chậu. Cây nha đam cần có nhiều đất mới phát triển tốt vì vậy cần cho hỗn hợp đất vào đầy thùng cách miệng thùng 2cm.

Nếu trồng nha đam ngoài ruộng thì chú ý chọn địa điểm trồng nha đam phải là vùng đất cao ráo, đất có thể giữ ẩm và dễ thoát nước. Đất trồng cây nha đam, lô hội cần phải được xới kỹ, làm sạch cỏ rác, bón lót vôi bột, phân chuồng ủ hoại trộn vào đất để phơi đất trong vòng 10 ngày để diệt mầm bệnh. Sau đó san phẳng đất, lên luống cao 20cm, rạch hàng trồng mỗi hàng cách nhau 70 - 80cm, mỗi cây cách nhau 40cm.

Nhân giống trồng nha đam từ lá

Cây nha đam được trồng từ cây con hoặc bằng lá rất dễ dàng, vì vậy chúng ta sẽ tiến hành nhân giống từ lá cây nha đam.

Chọn những bảng lá nha đam già, to và khỏe. San phẳng mặt đất rồi đặt lá nha đam nằm ngang, đặt lá nha đam xuống dưới chú ý để phần gân xương lá hướng lên trên, sau đó lấp một lớp đất mỏng lên che khoảng 1/2 lá.

Sau đó tưới nước tạo ẩm xung quanh mặt đất và đặt chậu cây ở nơi có ánh nắng nhẹ. Sau khoảng 2 tuần, mầm non nha đam sẽ nhú dần lên.

Khi cây con lớn chừng 15 - 20cm, tiến hành tách cây con trồng sang các chậu khác để tạo diện tích rộng rãi cho cây nha đam phát triển tốt.
Chăm sóc cây nha đam, lô hội

Ở giai đoạn đầu khi nhân giống nha đam từ lá cần thường xuyên tưới phun sương tạo ẩm cho lá nảy mầm con, trong thời gian cây con mọc nhô khỏi mặt đất cần chú ý giữ cho cây con mọc thẳng đứng, không để đất lấp lên ngọn cây sẽ khiến cây con bị úng thúi.

Cây nha đam lô hội có thể thiếu nước nhưng nếu ngập úng thì cây sẽ chết thối ngay, vì vậy khi trồng cây nha đam cần chú ý đến vấn đề tưới nước, chỉ cần tưới nước giữ độ ẩm cho đất. Vào mùa khô nên tưới nước cách 3 - 5 ngày tưới một lần, nếu mùa mưa thì cần chú ý vun xới đất tránh để cây bị ngập úng.

Trồng nha đam cần thường xuyên vun xới gốc cây, nhổ cỏ dại, đặt cây ở vị trí đón ánh nắng nhẹ. Cây nha đam trồng lấy lá vì vậy muốn nha đam cho bẹ lá to, mọng nước thì phải chú ý đến việc bón thúc cho cây, bón thúc phân NPK cho cây nha đam định kỳ 1 tháng một lần, bón phân vào gốc cây rồi tưới nước kết hợp với xới xáo đất để rễ cây dễ hấp thụ phân bón.

Lá cây nha đam có lớp giáp cứng nên khó bị côn trùng hay sâu bệnh hay hại, tuy nhiên nếu trồng nha đam quá sát nhau và gặp điều kiện nhiệt độ ẩm thấp thì cây rất dễ xuất hiện bệnh đốm đen trên lá gây ảnh hưởng đến chất lượng nha đam. Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh thì cần cắt bỏ những lá có bệnh để tránh lây lan cho các lá khác.

Thu hoạch nha đam

Cây nha đam trồng từ lá sau khoảng 2 tháng là cây đã cho thu hoạch bẹ lá nha đam to mọng nước rồi đấy. Mỗi cây nha đam sẽ cho thu hoạch dài hạn nếu bạn chăm sóc sau khi thu hoạch.

Trị Sẹo Lõm Bằng Nha Đam – Biện Pháp Cứu Nguy Khẩn Cấp Cho Bạn

Nếu bạn là người yêu làm đẹp thì chắc đều biết nha đam là thành phần phổ biến của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và đặc biệt trị sẹo lõm bằng nha đam cũng chính chính là cách hiệu quả vô cùng.

1. Vì sao nha đam lại được xem là “thần dược” dù rẻ tiền?

Nha đam là một loại cây mọng nước, dễ trồng và có sức sống mãnh liệt. Trong nha đam có chứa hàm lượng lớn các chất vitamin và dưỡng chất có tác dụng sát khuẩn, làm dịu mát da và mau lành các tổn thương sẹo rỗ như:

Vitamin E chống oxy hóa, bảo vệ và tái tạo tế bào. Vitamin C chống viêm nhiễm, làm lành và duy trì sức bền da, chống oxy hóa, Vitamin B12 tạo hồng cầu, tạo tế bào mới. Vitamin A tái tạo tế bào, chống oxy hóa.…
Acid Folic giúp tạo máu, Choline hỗ trợ quá trình trao đổi chất, Niacinamide (Niacine) giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, nha đam có hơn 29 khoáng chất. Riêng với làm đẹp, nổi bật có nguyên tố Zn kích thích hình thành protein làm lành vết thương, nguyên tố Fe hình thành tế bào hồng cầu, vận chuyển Oxy và Natri dẫn truyền thông tin, điều chỉnh lượng nước trong tế bào.



2. Tác dụng điều trị sẹo lõm của nha đam

Sẹo lõm thực chất là những vết lõm bất thường trên da, do phần hạ bì tổn thương nặng. Do sự thiếu hụt collagen và eslatin mà da bị dính vào lớp cấu trúc sâu hơn tạo thành các vết lõm, không còn căng mịn và đàn hồi như ban đầu. Sẹo lõm không gây đau đơn hay khó chịu, nhưng sẹo lõm gây mất điểm về mặt thẩm mỹ.

Thật kì diệu là nha đam lại chứa nhiều thành phần có thể khắc phục những tổn thương mấu chốt của da bị sẹo lõm. Đây có thể được xem là một loại “thuốc” điều trị sẹo lõm hiệu quả. Bạn cùng xem nhé!

Đầu tiên, chất nhầy trong gel của nha đam có độ ẩm cao, giúp da được cấp nước, tăng khả năng đàn hồi, đồng thời hạn chế tạo nếp nhăn. Đặc biệt hơn, gel nha đam còn giúp trẻ hóa làn da nhờ khả năng kích thích sự tổng hợp collagen và elastin. Không những khôi phục vết thương nhanh mà còn làm đầy sẹo lõm giúp khôi phục làn da mịn màng.
Bên cạnh đó, Anthraquinones Complex là hoạt chất giúp trị viêm da, tránh tổn thương ở vùng da non mới hình thành. Thêm nữa nhóm chất Aloe Emodin trong nha đam có tác dụng chống lão hóa làn da. Nhờ đó, nha đam giúp da trở nên căng tràn và sáng mịn hơn, hạn chế thâm sẹo, kể cả sẹo lõm lâu năm hay mới hình thành.
Độ pH ở gel nha đam tương đối thấp nhờ đó gel nha đam ít gây kích ứng với da. Đặc biệt, nha đam còn giúp điều hòa độ axit trong da và giúp se lỗ chân lông nhỏ hơn.

3. Một số cách trị sẹo lõm bằng nha đam hiệu quả.

a) Nha đam và nước cốt chanh

Nguyên liệu:

3 thìa gel nha đam
1 thìa nước cốt chanh

Cách thực hiện:

Sơ chế nha đam, cắt nhỏ và chiết lấy gel.
Trộn đều hỗn hợp gel nha đam và nước cốt chanh thành hỗn hợp mịn.
Làm sạch da mặt rồi dùng bông gòn thấm hỗn hợp nhẹ nhàng thoa đều khắp mặt.
Chờ khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Nhớ kiên trì áp dụng cách trị sẹo lõm bằng nha đam và nước cốt chanh đều đặn mỗi tuần tối đa 3 lần.

b) Nha đam và nước vo gạo

Nguyên liệu:

2 thìa gel nha đam
2 thìa nước vo gạo

Cách thực hiện:

Hòa hỗn hợp gel nha đam và phần lắng của nước vo gạo vào một cái cốc sạch, dùng thìa khuấy thật đều.
Làm sạch da mặt và lau khô. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp nha đam và nước vo gạo thoa khắp vùng da bị sẹo hoặc khắp vùng mặt.
Thư giãn sau 20 phút thì rửa sạch mặt với nước ấm.
Thực hiện đúng hướng dẫn đều đặn không quá 3 lần/tuần.

c) Nha đam và mật ong

Nguyên liệu:

3 thìa gel nha đam
1 thìa mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

Trộn gel nha đam và mật ong nguyên chất chung với nhau.
Làm sạch da và dùng hỗn hợp thoa lên vùng da bị sẹo.
Đợi trong 20 phút, khi mặt nạ khô thì rửa sạch lại một lần nữa.
Đừng quên việc bạn chỉ nên thực hiện đều đặn không quá 3 lần/tuần.

d) Lưu ý khi điều trị sẹo lõm bằng nha đam

Nha đam dù rất lành tính và là nguyên liệu từ thiên nhiên, nhưng bạn cũng không nên chủ quan để tránh những kích ứng ngoài mong muốn trên da. Đặc biệt là khi điều trị sẹo lõm vì vùng da này rất mỏng manh và dễ tổn thương, bạn nhớ chú ý những điểm dưới đây nhé.

Nha đam có thể gây kích ứng da nếu không được sơ chế đúng cách. Bạn nên ngâm nha đam với hỗn hợp chanh và nước muối loãng cho hết nhớt. Sau đó, chần qua nước sôi rồi ngâm vào nước đá.
Nha đam giúp tẩy tế bào chết, tái tạo tế bào mới. Thế nhưng cũng vì vậy nếu để da non tiếp xúc với các tia bức xạ ngoài trời sẽ rất dễ gây nám, sạm da đặc biệt những vùng da điều trị sẹo rất non yếu. Vì vậy bạn đừng quên bôi kem chống nắng và che chắn kỹ càng khi ra nắng nhé.
Hãy chọn những bẹ nha đam tươi mới, không bị chảy mủ vàng. Để an toàn hơn, hãy mua nguyên liệu ở những cửa hàng hoặc vườn uy tín để đạt hiệu quả tối ưu nhé!

Nha Đam: “cây bất tử” trong truyền thuyết của người Ai Cập

Nha Đam (tên gọi khác: Lô Hội) có nguồn gốc từ Bắc Phi, nhưng giờ có thể được trồng ở bất kỳ đâu. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được vai trò của cây Nha Đam đối với cuộc sống con người, trong các lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, trong nhiều truyền thuyết cổ đại Lô hội từng được coi là “Cây bất tử”.

Nha Đam có khoảng 95% nước, 5% còn lại được cấu thành từ các enzym rất có lợi cho sức khỏe. Đây là loại cây đặc biệt, chứa trong nó hơn 200 hợp chất hoạt tính sinh học như khoáng, enzyme, vitamin, axit amin hay polysaccharides (Đường đa chân khuẩn)… giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Nha Đam giàu canxi, sắt, kẽm, magiê, đồng, kali.., nhờ vậy có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn giúp giải độc cơ thể và hỗ trợ hệ miễn dịch. Nó cũng chứa vitamin B12, thường chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Với những người ăn chay, Lô hội được coi là thực phẩm vô giá!



Theo truyền thuyết, Nha Đam được Nữ hoàng Ai Cập Cléopatra I sử dụng đầu tiên, từ hơn 2000 năm trước, như 1 thứ thức uống hàng ngày để tạo ra một làn da mịn màng, vẻ ngoài tươi tắn. Nha Đam với đặc tính chống khuẩn và nấm cũng được dùng trong hoạt động ướp xác thời Ai Cập cổ đại.

Nha Đam được gọi là “cây bất tử” một phần cũng khởi nguyên từ chi tiết này. Người Ai Cập cổ đại tin rằng việc ngăn chặn quá trình phân hủy vật lý (xác ướp) sẽ dẫn đến sự sống đời đời. Cùng với việc ướp xác, Nha Đam sẽ được trao tặng như một món quà cho các Pharaoh trong lễ tang của họ. Sự giàu có và lòng tôn kính của một Pharaoh được thể hiện bằng số lượng… Nha Đam mà ông ta được trao tặng.

Người Ai Cập cổ đại coi cây Nha Đam như một biểu tượng tôn giáo. Họ tin rằng biểu tượng thiêng liêng của cây lô hội treo trên cánh cửa sẽ bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa. Người Ai Cập từng sử dụng vỏ cây Nha Đam trong sản xuất giấy cói và cũng coi nó như một phương pháp điều trị bệnh lao.

Tài liệu về Nha Đam được tìm thấy trên bảng đất sét Nippur có niên đại từ 2.200 TCN. Vào thời điểm này, cư dân của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại đã sử dụng Lô hội như một chất giúp giải độc cơ thể, xua tan ma quỷ.

Trong thời đại Alexander Đại đế, Nha Đam cũng được sử dụng như một liệu pháp chữa bệnh. Truyền thuyết kể rằng, Alexander đã sử dụng nước ép Nha Đam để chữa lành vết thương cho các chiến binh của ông. Nhiều ghi chép cho thấy, chính Aristotle đã khuyên Alexander chiếm Đảo Socotra bởi thời đó đây là “thiên đường” của cây Nha Đam.

Trong triều đại Nero, vào thế kỷ thứ nhất, chuyên gia hóa dược nổi tiếng Dioscorides được cho là luôn sát cánh cùng quân đội La Mã để tìm kiếm những phương pháp chữa bệnh mới. Ở cuốn sách đầu tiên của mình, “De Materia Medica” (viết từ năm 41-46), trong một chương về liệu pháp thực vật, Dioscoridest mô tả Nha Đam là một trong những dược liệu được ông ưa thích nhất.

Dioscoridest viết rằng nước ép của Nha Đam có tác dụng với nhiều chứng rối loạn về thể chất, giúp điều trị vết thương, khó chịu đường tiêu hóa, viêm nướu, đau khớp, kích ứng da, mụn trứng cá, rụng tóc…  Gaius Plinius Secundus, một nhà tự nhiên học La Mã (23-79) mở rộng giá trị của cây Lô hội qua việc xác nhận nó có khả năng chữa lành các vết loét, trị phong.

Trong văn hóa Trung Hoa, Lô hội được xem như là 1 thành phần y học quan trọng kể từ nửa sau những năm 1200, trùng khớp với truyền thuyết Marco Polo du hành tới Trung Quốc. Dù vậy, nước ép khô của một loại cây được gọi là “Lu-hui” từng xuất hiện trong 1 số ghi chép cổ của người Trung Quốc từ thế kỉ 11. 

Tại Nhật Bản, Nha Đam được gọi là “Cây Hoàng gia”. Nước ép từ Nha Đam được sử dụng để chữa lành vết thương của những samurai.

Vào thế kỷ thứ 16, các tu sĩ Do Thái Tây Ban Nha đã sớm biết gieo trồng và thu hoạch Nha Đam. Họ được coi là những người góp công lớn trong việc phát triển loại cây này cho nhiều vùng đất khác trên Thế giới.

Nhà thám hiểm nổi tiếng Christopher Columbus thậm chí còn trồng Nha Đam trong những chậu cây trên tàu của mình. Ông thường sử dụng chất nhựa từ cây này để chữa lành vết thương cho những thuyền viên.

Sinh thời, Columbus từng nói: “Bốn loại rau quả không thể thiếu cho con người: Lúa mì, nho, ô liu và Nha Đam. Thứ nhất có giá trị sinh dưỡng, thứ hai làm tăng tinh thần, thứ ba mang lại sự hài hòa và thứ tư có tác dụng trị bệnh”.

Nha Đam thậm chí còn được coi là 1 trong 16 cây thánh của nhiều bộ lạc cổ tại châu Mỹ. Nước ép Nha Đam pha loãng thường được người da đỏ bôi lên da để chống lại côn trùng, hoặc quét lên gỗ và các vật liệu có giá trị để bảo quản.

Trong các cuộc thập tự chinh, các Hiệp sĩ dòng Đền đã tạo ra một thức uống pha trộn giữa rượu cọ, lô hội, bột giấy và cây gai dầu – có tên là “Nước Thánh của Jerusalem” – thứ mà họ tin rằng sẽ giúp chống lại bách bệnh, trẻ mãi không già.

Các hồ sơ từ thế kỷ 17 cho thấy Tây Ấn đã trở thành một khu vực thương mại quan trọng của Nha Đam, từ đó cung cấp cho thị trường châu Âu. Các đồn điền Nha Đam cũng được thành lập ở Hà Lan, Barbados, Curacao, Aruba và Bonaire cuối thế kỉ 17- đầu 18.

Từ đó đến nay, Nha Đam là một trong những loại cây thuốc quen thuộc và quan trọng nhất trong cuộc sống con người, nhờ vô vàn tác dụng có ích của nó. Từ việc làm thực phẩm, thức uống đến trị các bệnh ngoài da, làm lành vết thương, giúp kháng khuẩn, nhuận tràng, trị viêm loét dạ dày, điều hòa huyết áp hay là thành phần chính trong đủ loại mỹ phẩm…

Khi ăn nha đam tươi, chúng ta cần làm sạch lớp nhựa mủ màu vàng kế bên lớp thạch nha đam để tránh ngộ độc bằng cách gọt vỏ, sau đó rửa/ ngâm bằng nước sạch cho đến khi hết nhớt.

Chọn nha đam nên chọn những bẹ to, xanh. Không nên để lâu ngoài không khí, nếu cần thì bảo quản nha đam trong tủ lạnh.

Nha đam nên cắt nhỏ trước khi sử dụng, để ăn sống, xay nước hoặc nấu chè đều tốt. Liều dùng lá tươi mỗi ngày chỉ nên từ 10 – 20g.


Cách Ngâm Rượu Nha Đam Làm Đẹp Da

Rượu nha đam là một công thức làm đẹp thiên nhiên của người Nhật được cô Aki Tatsumiya là người Việt hiện đang sống tại Nhật chia sẻ. Rượu nha đam được nhiều người ví như “nước thần” giúp trị mụn, se nhỏ lỗ chân lông, làm trắng mịn da, loại bỏ nám…. Công thức ngâm rượu nha đam này khá đơn giản chủ yếu là bạn cần phải chọn được nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn để tránh ảnh hưởng cho da.

Những nguyên liệu bạn cần:

Nha đam tươi
– Rượu 30-40 độ (chỉ lấy trong khoảng này thì mới sử dụng được chứ nặng quá không tốt cho da nhé)
– Chanh tươi
– Bình thủy tinh (không dùng bình nhựa)

Thực hiện:

Bước 1: 
Rửa sạch nha đam để ráo nước. Gọt bỏ đường gai 2 bên rồi cắt nhánh nha đam từng đoạn khoảng 2-3 cm. Cho vào bình thủy tinh.

Bạn nên chọn nha đam nhà trồng nếu không có thì mua ở siêu thị nhưng loại nha đam siêu thị thường to bạn cần bỏ bớt phần cơm trắng bên trong.



Bước 2:

Đổ rượu ngập bình. Cắt vài lát chanh bỏ vào ngâm chung để tăng cường vitamin C. Bình 1 lít thì cho khoảng 1 trái chanh là được.

Bước 3:

Đậy kín bình và đem ra nắng phơi trong 2 tháng. Có thể phơi nắng khoảng 10 ngày rồi đem vào để 2 tháng sau đó lấy sử dụng chứ không nhất thiết phải để ngoài nắng liên tục trong 2 tháng.

Sau 2 tuần bình rượu nha đam sẽ chuyển dần sang màu vàng, hiện tượng này rất là bình thường nhé.

Sau 2 tháng thì bạn có thể chiết rượu nha đam vào chai nhỏ có vòi xịt để tiện sử dụng và đảm bảo vệ sinh hơn.

Cách sử dụng:

– Mỗi lần sử dụng lấy 1 ít ra chén, dùng bông cotton (loại bông tẩy trang) thấm rượu nha đam thoa lên khắp mặt.

– Dùng sau bước rửa mặt và toner, trước các bước dưỡng khác. .

– Rượu nha đam có thể dùng cho cả da toàn thân sau khi tắm và trước khi thoa thêm kem dưỡng nếu bạn muốn đẹp toàn diện.

– Dùng được mỗi ngày.

Ghi chú:

Lá nha đam tươi có rất nhiều nhựa, ai không hợp sẽ bị nhựa này làm cho ngứa ngáy, nổi mẩn, đó là lý do nhiều người đắp mặt nạ nha đam tươi bị dị ứng. Nhưng khi nha đam đã kết hợp cùng rượu, lại đem phơi nắng lâu ngày thì nhựa nha đam sẽ bị vô hiệu quá, không còn gây dị ứng nữa.

Lưu ý khi sử dụng:

– Thực hiện cách làm đẹp này bạn nên bảo vệ da cẩn thận khi ra nắng, luôn mang theo kem chống nắng vì sử dụng rượu làm đẹp có khả năng bắt nắng cao.

– Bạn nào dị ứng nha đam nên cân nhắc trước khi sử dụng, đây là công thức sưu tầm của người Nhật . Và quan trọng hơn hết đó là có người hợp có người không hợp, có người sử dụng có hiệu quả, có người sử dụng thì bị nổi mụn. Do đó, nếu thấy da có chuyển biến xấu thì ngưng sử dụng ngay nhé! Công thức gì cũng là tương đối, không có gì gọi là tuyệt đối cả. Nên lắng nghe làn da và “cảm giác” của mình.

– Những bạn có làn da bị mụn, dễ nổi mụn nên hỏi ý kiến bác sĩ và lương y của mình trước khi dùng.

Nha Đam Một Người Bạn Không Thể Thiếu Với Người Chơi Hoa Lan

Nha đam là một cây thuốc phổ biến đã được sử dụng trong hàng ngàn năm.

Nó được biết đến nhiều nhất để điều trị chấn thương da, nhưng cũng có một số tác dụng có lợi khác cho sức khỏe. Và chúng còn hữu ích với những người chơi lan.



Sát trùng vết cắt

Trong cây nha đam có  chất Sapomins giúp cây chống lại vi khuẩn, virus, nấm. Có Acid Salicylic là một hợp chất tương tự aspirin. Nó có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Dùng sát trùng vết cắt vết thương trên cây. Vì thế ta có thể ứng dụng chúng vào việc sát trùng vết thương, khi tách chiết hoa lan. Xử lý các vết cắt, vết thương hở. 

Đơn giản là chúng ta chỉ cần bôi phần bên trong của lá nha đam lên vết cắt, vết thương. Sau đó để khô vết thương sẽ tự lành không lo thối do được nha đam bảo vệ. Nha đam có thể thay thế cho keo liền sẹo được.

Làm phân bón cho hoa lan

Nha đam có rất nhiều canxi, phốt pho, kali, magie, kẽm,đồng… Có nhiều vitamin A, C và E và có ít B1, B2, B3, B12. Và trong nha đam có nhiều các amino acid.

Tưới nha đam giúp cây ra rễ, ra keiki, bổ xung vi lượng cho cây,giúp cây to khoẻ, ít bệnh,ngừa nấm, virus.

Cách làm:

Dùng 100 gram nha đam ( dùng phần trắng trong của lá nha đam) tán nhuyễn hoà với 1 lít nước,ngâm khoản 1 giờ xong lọc lấy nước tưới cho cây. Tuần tưới một lần.

Trộn Dầu Dừa + Nha Đam Rồi Thoa Lên Da, Điều Kỳ Diệu Sẽ Xảy Ra Sau 8 Tiếng

Nguyên liệu cần có:

- 1 nhánh lá nha đam tươi (bạn có thể trồng nha đam tại nhà hay có thể mua dễ dàng tại các siêu thị).

- 1/2 cốc dầu dừa.

- Máy xay sinh tố, máy đánh trứng và hũ đựng kem.




Sơ chế nguyên liệu:

- Đem nhánh nha đam đi rửa sạch dưới vòi nước lạnh rồi để ráo khô nước.

- Sau đó dùng dao cắt 2 bên gai cùng lớp vỏ xanh bên ngoài để lấy được phần thịt bên trong.

- Bạn rửa sạch phần thịt nha đam này dưới vòi nước, giúp rửa đi phần nhựa tránh được kích ứng cho làn da.

- Tiếp theo cho phần thịt đã được rửa sạch vào máy xay nhuyễn thành gel trong 30 giây là được.

Cách làm:

- Đổ gel nha đam cùng dầu dừa vào 1 chiếc bát to.

- Rồi dùng máy đánh trứng, đánh cho 2 nguyên liệu hòa quyện hết vào nhau.

- Cứ đánh như vậy đến khi thu được hỗn hợp kem sánh mịn.

- Sau khi hỗn hợp đánh bông lên thành kem thì bạn hãy cho vào hũ đựng, rồi để hỗn hợp này trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và dùng dần trong vài tuần.

Cách sử dụng:

Bước 1: Sau khi vệ sinh da sạch sẽ bằng sữa rửa mặt như bình thường, bạn thoa đều 1 lớp hỗn hợp kem này lên da.

Bước 2: Đồng thời massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất có trong hỗn hợp ngấm sâu dần vào các lớp tế bào da để tăng hiệu quả chăm sóc da lên gấp nhiều lần.

Bước 3: Để hỗn hợp này trên da qua đêm, đến sáng ngày hôm sau thì rửa sạch lại bằng nước lạnh là được.

Sau khi rửa mặt xong, bạn sẽ thấy làn da của mình trở nên mịn màng, trắng hồng và căng bóng. Bởi trong dầu dừa và nha đam có nhiều axít cinnamic, vitamin B1, B2, B6 và axít folic,… và nhiều vi chất khác giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới dưới da một cách hiệu quả.

Chú ý nho nhỏ:

- Bạn có thể sử dụng hỗn hợp kem nha đam – dầu dừa thay thế cho những loại kem dưỡng da thông thường, hay những loại kem nền, giúp tăng cường độ ẩm, tăng độ lì và mềm mịn cho phấn phủ.

- Loại kem này không chỉ sử dụng cho da mặt mà còn có thể dùng cho việc chăm sóc da toàn thân một cách tốt nhất

Cách Trồng Nha Đam Dễ Ơi Là Dễ, Vừa Lọc Khí Vừa Đẹp Nhà

Hãy tự tay trồng một chậu cây nha đam nhỏ ở nhà, vừa để trang trí không gian sống, vừa có lá tươi giúp chị em ta làm đẹp hay nấu món chè giải nhiệt nào!



1. Chuẩn bị:

- Một nhánh nha đam;

- Chậu trồng cần có lỗ thoát nước;

- Đất trồng (mua ở các tiệm cây cảnh);

- Một mảnh gốm (sứ) vỡ, hoặc 2 -3 tờ giấy lọc cà phê;

- Bay nhỏ, bình tưới cây.

2. Chuẩn bị chậu trồng

Vì cây nha đam rất dễ bị úng và rụng lá nếu đất quá ẩm nên chậu trồng cần có lỗ thoát nước lớn. Và để tránh đất trồng bị trôi ra ngoài, bạn hãy lấy mảnh gốm hoặc giấy lọc cà phê để lót dưới đáy chậu. Sau đó đổ đất pha cát vào đầy chậu (cách miệng khoảng 2cm).

3. Trồng nha đam

- Đặt ngang lá nha đam trên nền đất, rồi dùng tay vun một chút đất để che khoảng một nửa lá lô hội. Nhớ là vẫn để lộ một chút lá ở ngoài nhé!

- Tiếp theo, đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng nhưng cần lưu ý tránh bị mưa hắt quá nhiều nữa.

- Sau đó tưới nước cho ẩm hết đất xung quanh nha đam. Hàng ngày, bạn theo dõi nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cho cây.

- Cây nha đam sẽ đâm chồi, ra lá trong vòng một vài tuần. Cây nha đam ưa sáng, ấm, khô,khả năng chống chịu hạn mạnh phát triển rất nhanh trong ngày hè.

Trồng Nha Đam Trong Phòng Ngủ Tại Sao Không?

Đặt một cây nha đam trong phòng ngủ là bạn đang tự làm gia tăng oxi trong phòng của mình, giúp cho giấc ngủ được sâu hơn và thoải mái hơn. Vậy bạn muốn mang cây nha đam vào phòng ngủ của mình chứ?




1. Cách chọn giống :

Hiện nay có hơn 250 loài nha đam (lô hội) trên thế giới, nhưng để trồng trong nhà thì nên chọn giống Aloe Barbadensis lá dài, bẹ to nặng ký và nhiều gai nhọn trên cạnh lá, phía sau lá có lớp phấn trắng vì đây là loại nha đam tương đối dễ trồng.

Ngoài ra còn có loại nha đam mà người dân địa phương hay trồng từ nhiều rất nhiều năm rồi là giống nha đam Việt Nam, lá nhỏ hơn, bẹ mỏng hơn, lá có ít gai và màu xanh không có lớp phấn trắng.

Nhân giống cây nha đam bằng cách tách chiết lấy cây con là nhanh nhất, chọn cây con cao từ 15-20 cm là có thể bứng cả gốc đem ra trồng chậu.

2. Chuẩn bị chậu để trồng cây nha đam mới:

Là loài cây bán nhiệt đới, nha đam ưa thích đất có khả năng thoát nước tốt. Do đó, chúng ta cần rải một lớp sỏi mỏng dưới đáy chậu trước khi thêm đất trồng. Cách này hỗ trợ hệ thống thoát nước và ngăn cho phần rễ cây không bị ngập trong nước.

Sau khi trồng xong, tưới nước để giữ độ ẩm cho đất. Vào mùa đông và mùa xuân, nha đam không cần nhiều nước. Tuy nhiên, sang đến mùa hè, chúng cần được tưới nước thường xuyên. Cách tưới nước tốt nhất là để đất thoát nước hoàn toàn giữa các lần tưới.

3. Cách trồng

Đất: Cây nha đam thích hợp với đất thoát nước tốt, tơi xốp, thoáng khí. Nếu đất thoát nước kém và không thoáng khí, rễ cây sẽ khó khăn trong hô hấp, khiến cây bị thối rễ và chết. Nhưng nếu đất chứa quá nhiều cát lại khiến cho nước và chất dinh dưỡng cần thiết bị mất đi, cây sẽ sinh trưởng kém.

Phân bón: Cây nha đam cần đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Nên sử dụng loại phân lên men, như phân bánh, phân gà, giun đất.

Nước: Nha đam là loại cây cảnh sợ tích nước, vào mùa mưa ẩm ướt hoặc điều kiện thoát nước không tốt cây sẽ rất dễ bị khô héo, lá, rễ có thể bị thối hoặc chết

Nhiệt độ: Cây nha đam sợ lạnh và sương. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là khoảng 15-35 độ C, nếu dưới 5 độ C cây sẽ ngừng sinh trưởng.

Ánh sáng cho cây: Cây nha đam ưa ánh sáng, cây cần có đủ ánh sáng thì cây mới có thể phát triển tốt, nhưng cần lưu ý rằng những cây nha đam con cần tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp. Do đó, thời gian mới trồng thì bạn nên để cây hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, đến khi cây lớn bạn có thể đặt cây ở cửa sổ phòng ngủ để hứng ánh sáng mặt trời.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây nha đam trồng trong chậu ít khi bị sâu bệnh tấn công, nếu mưa kéo dài làm dư nước có thể gây úng lá thối nhũn, cần cắt bỏ kịp thời các lá bị hư bằng dao sạch rồi cách ly nguồn bệnh không để lây lan.

Thu hoạch: Cây nha đam trồng trong chậu tại nhà có thể thu hoach sử dụng sau một năm chăm sóc, thời gian cây sinh trưởng rất lâu, sau thời gian xung quanh cây mẹ sẽ có nhiều cây con, có thể bứng ra trồng thêm tiếp tục, trường hợp muốn cho cây mẹ luôn cho lá lớn thì phải tỉa bỏ cây con để dưỡng sức cho cây chính.

Những lợi ích khi trồng cây nha đam trong phòng ngủ

Cây cảnh nha đam ngoài khả năng hút các loại khí có hại cho cơ thể như Andehyde formic, cacbonic, cacbondioxit (CO), lưu huỳnh oxits, làm sạch không khí, giải phóng khí oxy, còn có thể tiêu diệt các loài vi khuẩn có trong không khí, hơn nữa còn hút đi bụi bẩn. Khi có quá nhiều khí độc, trên lá cây cảnh nha đam sẽ xuất hiện những đốm nâu nhỏ, cảnh báo với chúng ta. Ngoài ra, cây nha đam còn dùng để làm đẹp, bảo vệ sức khỏe, làm thuốc, có thể sát khuẩn, kháng viêm, làm đẹp, tốt cho dạ dày và đường ruột, khỏe tim hoạt huyết, giảm đau, giúp trấn tĩnh, giải độc, phòng ngừa lão hóa, phòng sâu, chống mục.

 

Liên Hệ Chúng Tôi